Sữa yến mạch đang trở thành một điểm sáng trong gia đình sản phẩm sữa làm từ thực vật không lactose, khi nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngày càng nhiều người tiêu dùng tìm đến sữa yến mạch như một lựa chọn thay thế cho sữa bò tươi truyền thống.
Nhu cầu sữa yến mạch lên cao đến nỗi Oatly - hãng sản xuất nổi tiếng của Thụy Điển, buộc phải tạm dừng kế hoạch mở rộng ra thị trường quốc tế để tập trung nguồn lực phục vụ khối lượng đặt hàng khổng lồ ở các thị trường hiện có như Mỹ và Anh. Lãnh đạo Oatly tại Anh dự kiến doanh thu năm nay sẽ tăng gần 60%, lên 84 triệu Bảng.
Cùng là sữa có nguồn gốc thực vật và ngày càng phổ biến trong thập kỷ qua, nhưng doanh số sữa yến mạch đã âm thầm vươn lên vượt qua sữa hạnh nhân trong năm 2017, trong khi doanh số sữa đậu nành thì giảm.
Nhu cầu cao đối với sữa yến mạch khiến các tập đoàn lớn trong ngành thực phẩm không thể khoanh tay đứng nhìn. Điển hình là PepsiCo - chủ sở hữu thương hiệu yến mạch ăn liền Quaker Oats, dự định tung ra sản phẩm sữa yến mạch cho người tiêu dùng Mỹ vào tháng tới.
Theo thống kê của công ty dữ liệu tiêu dùng Nielsen, doanh số bán lẻ sữa yến mạch tăng gần 50% trong vòng 1 năm (từ tháng 8/2017 đến 8/2018) ở Mỹ. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của sữa có nguồn gốc thực vật là 9% và đối với sữa hạnh nhân là 11%.
Các chuyên gia ngành sữa cho rằng sữa Oatly rất hợp với cà phê và nhiều người thích hương vị của nó. Loại sản phẩm này được ưa chuộng rộng rãi một phần còn là nhờ các cửa hàng cà phê ở Mỹ và Anh vì đã làm cho nó tạo bọt ngon và đẹp mắt như sữa bò tươi thông thường.
Mối quan tâm về môi trường và sức khỏe cũng góp phần tạo cầu cho sữa yến mạch. Một số người tiêu dùng lo ngại quá trình trồng hạnh nhân tiêu tốn khá nhiều tài nguyên nước, trong khi một số nghiên cứu về tiêu thụ đậu nành đã tạo ra dư luận trái chiều về lợi ích và rủi ro sức khỏe của cây họ đậu.
Theo thống kê của công ty dữ liệu thị trường tiêu dùng Mintel, sữa hạnh nhân vẫn chiếm thị phần lớn nhất hiện nay trên thị trường sữa có nguồn gốc thực vật ở Mỹ (64%), tiếp theo là sữa đậu nành với 13% và sữa dừa chiếm 12%.
“Sữa yến mạch là một trong những sản phẩm mới nhất của dòng sữa nguồn gốc thực vật được người tiêu dùng đón nhận, nhưng cũng còn nhiều loại sữa thực vật khác đang nhanh chóng chiếm lĩnh tình cảm khách hàng, như sữa hạt đậu, mắc ca, hạt phỉ và hạt lanh”, theo nhận định của bà Caroline Bushnell - Giám đốc cao cấp marketing tại Good Food Institute.
Good Food Institute là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, tôn chỉ hoạt động là thúc đẩy thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và các loại thịt nhân tạo.
Phân khúc sữa thế hệ mới thay thế sữa bò truyền thống dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh nhờ sự tham gia của các công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học mới, ví dụ như Perfect Day với dự án phát triển sữa động vật nhân tạo bằng kỹ thuật lên men sinh học.
Gọi được vốn từ những nhà đầu tư có tên tuổi như tập đoàn Temasek của Singapore, startup này vừa ký thỏa thuận với tập đoàn thương mại nông nghiệp Archer Daniels Midland để tăng quy mô sản xuất đạm váng sữa không có nguồn gốc động vật.
Các chuyên gia nhận định tốc độ tăng trưởng mạnh của phân khúc sữa thay thế là một thách thức thực sự cho ngành sữa truyền thống. Doanh số sữa bò tươi toàn cầu đã giảm 3,5% trong 5 năm từ 2013 - 2017, theo thống kê của Rabobank – một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới về tài trợ nông nghiệp.
Có vẻ như những người làm công tác quảng bá tiếp thị các sản phẩm sữa thay thế rất biết cách tận dụng mối quan tâm về sức khỏe và lối sống lành mạnh của đối tượng khách hàng tiềm năng để thúc đẩy phân khúc này.
Điều đó mở ra triển vọng rất tươi sáng cho sữa yến mạch nói riêng và sữa từ thực vật nói chung. Tuy nhiên, việc quyết định mức độ sử dụng sữa từ thực vật để thay thế sữa bò cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tùy theo nhu cầu dinh dưỡng và thể trạng của mỗi người.
Nhu cầu sữa yến mạch lên cao đến nỗi Oatly - hãng sản xuất nổi tiếng của Thụy Điển, buộc phải tạm dừng kế hoạch mở rộng ra thị trường quốc tế để tập trung nguồn lực phục vụ khối lượng đặt hàng khổng lồ ở các thị trường hiện có như Mỹ và Anh. Lãnh đạo Oatly tại Anh dự kiến doanh thu năm nay sẽ tăng gần 60%, lên 84 triệu Bảng.
Sản xuất không kịp bán
Cùng là sữa có nguồn gốc thực vật và ngày càng phổ biến trong thập kỷ qua, nhưng doanh số sữa yến mạch đã âm thầm vươn lên vượt qua sữa hạnh nhân trong năm 2017, trong khi doanh số sữa đậu nành thì giảm.
Nhu cầu cao đối với sữa yến mạch khiến các tập đoàn lớn trong ngành thực phẩm không thể khoanh tay đứng nhìn. Điển hình là PepsiCo - chủ sở hữu thương hiệu yến mạch ăn liền Quaker Oats, dự định tung ra sản phẩm sữa yến mạch cho người tiêu dùng Mỹ vào tháng tới.
Theo thống kê của công ty dữ liệu tiêu dùng Nielsen, doanh số bán lẻ sữa yến mạch tăng gần 50% trong vòng 1 năm (từ tháng 8/2017 đến 8/2018) ở Mỹ. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của sữa có nguồn gốc thực vật là 9% và đối với sữa hạnh nhân là 11%.
Các chuyên gia ngành sữa cho rằng sữa Oatly rất hợp với cà phê và nhiều người thích hương vị của nó. Loại sản phẩm này được ưa chuộng rộng rãi một phần còn là nhờ các cửa hàng cà phê ở Mỹ và Anh vì đã làm cho nó tạo bọt ngon và đẹp mắt như sữa bò tươi thông thường.
Mối quan tâm về môi trường và sức khỏe cũng góp phần tạo cầu cho sữa yến mạch. Một số người tiêu dùng lo ngại quá trình trồng hạnh nhân tiêu tốn khá nhiều tài nguyên nước, trong khi một số nghiên cứu về tiêu thụ đậu nành đã tạo ra dư luận trái chiều về lợi ích và rủi ro sức khỏe của cây họ đậu.
Sữa có nguồn gốc thực vật ngày càng phổ biến |
Theo thống kê của công ty dữ liệu thị trường tiêu dùng Mintel, sữa hạnh nhân vẫn chiếm thị phần lớn nhất hiện nay trên thị trường sữa có nguồn gốc thực vật ở Mỹ (64%), tiếp theo là sữa đậu nành với 13% và sữa dừa chiếm 12%.
“Sữa yến mạch là một trong những sản phẩm mới nhất của dòng sữa nguồn gốc thực vật được người tiêu dùng đón nhận, nhưng cũng còn nhiều loại sữa thực vật khác đang nhanh chóng chiếm lĩnh tình cảm khách hàng, như sữa hạt đậu, mắc ca, hạt phỉ và hạt lanh”, theo nhận định của bà Caroline Bushnell - Giám đốc cao cấp marketing tại Good Food Institute.
Good Food Institute là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, tôn chỉ hoạt động là thúc đẩy thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và các loại thịt nhân tạo.
Triển vọng tươi sáng
Phân khúc sữa thế hệ mới thay thế sữa bò truyền thống dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh nhờ sự tham gia của các công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học mới, ví dụ như Perfect Day với dự án phát triển sữa động vật nhân tạo bằng kỹ thuật lên men sinh học.
Gọi được vốn từ những nhà đầu tư có tên tuổi như tập đoàn Temasek của Singapore, startup này vừa ký thỏa thuận với tập đoàn thương mại nông nghiệp Archer Daniels Midland để tăng quy mô sản xuất đạm váng sữa không có nguồn gốc động vật.
Các chuyên gia nhận định tốc độ tăng trưởng mạnh của phân khúc sữa thay thế là một thách thức thực sự cho ngành sữa truyền thống. Doanh số sữa bò tươi toàn cầu đã giảm 3,5% trong 5 năm từ 2013 - 2017, theo thống kê của Rabobank – một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới về tài trợ nông nghiệp.
Có vẻ như những người làm công tác quảng bá tiếp thị các sản phẩm sữa thay thế rất biết cách tận dụng mối quan tâm về sức khỏe và lối sống lành mạnh của đối tượng khách hàng tiềm năng để thúc đẩy phân khúc này.
Điều đó mở ra triển vọng rất tươi sáng cho sữa yến mạch nói riêng và sữa từ thực vật nói chung. Tuy nhiên, việc quyết định mức độ sử dụng sữa từ thực vật để thay thế sữa bò cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tùy theo nhu cầu dinh dưỡng và thể trạng của mỗi người.
Theo FinanceWeek
Comments
Post a Comment