Điều gì khiến sữa yến mạch được các barista sử dụng rộng rãi

Một vài năm trước đây, thật khó để tìm thấy sữa yến mạch trong các cửa hàng cà phê. Tuy nhiên, ngày nay, sữa yến mạch đang dần thay thế các loại sữa và phổ biến hơn khi kết hợp với cà phê.

Năm 2017, chỉ có 10 cửa hàng cà phê tại Mỹ có Oatly – một trong nhiều thương hiệu sữa yến mạch chất lượng. Đến năm 2019, con số đó đã tăng lên 3.500 cửa hàng cà phê trên toàn nước Mỹ.

Điều gì khiến sữa yến mạch được các barista sử dụng rộng rãi



Sự thay đổi trong hành vi này thực sự đáng kinh ngạc. Cùng khám phá dưới góc độ hành vi người tiêu dùng để làm sáng tỏ lý do tại sao có sự thay đổi này, điều gì khiến sữa yến mạch khác biệt và được các barista sử dụng rộng rãi.

SỮA YẾN MẠCH LÀ GÌ?


Loại sữa có độ cân bằng hoàn hảo, vị ngọt thanh và lớp sữa mịn này đã làm rung chuyển thị trường cà phê. Sữa yến mạch được tạo ra như thế nào?

Việc sản xuất sữa yến mạch thương mại được thực hiện tại các nhà máy sản xuất chuyên nghiệp. Yến mạch được thu hoạch và vận chuyển đến nhà máy và bảo quản trong các hầm chứa vô trùng lớn. Sau đó, yến mạch được xay với nước ở tỉ lệ phù hợp để cho ra thành phẩm là chất lỏng sệt.

Enzyme được thêm vào hỗn hợp này để giúp tăng tốc độ phân giải carbohydrate trong yến mạch, giúp sữa ngọt một cách tự nhiên.

Hỗn hợp này sau đó được lọc để loại bỏ bã, cặn còn lại, cho phép sữa mịn, dày và đảm bảo chất lượng. Sữa có thể tiếp tục được bổ sung hương vị hoặc vitamin và khoáng chất để tăng giá trị dinh dưỡng.

Sau cùng, sữa được tiệt trùng bằng nhiệt. Điều này đảm bảo sản phẩm an toàn cũng như giúp thời hạn sử dụng lâu hơn. Sữa yến mạch thành phẩm sẽ được lưu trữ trong các hầm vô trùng trước khi đóng gói và phân phối.

SỮA YẾN MẠCH – NGÔI SAO MỚI


Sữa yến mạch là một sản phẩm thương mại trong hơn 20 năm qua. Pacific Foods bắt đầu cung cấp loại sữa này ở Mỹ từ năm 1996, Oatly cũng phân phối các đồ uống có nguồn gốc yến mạch từ những năm 1990 ở Thuỵ Điển. Vậy tại sao lại mất quá lâu để người tiêu dùng biết và sử dụng phổ biến sản phẩm này?

Hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi rất nhiều trong vài thập kỷ qua. Sự phát triển của xu hướng thuần chay tác động đến nhận thức và mức độ quan tâm của khách hàng khi tiêu thụ các sản phẩm sữa-không-chứa-sữa (non-dairy milk), đặc biệt là sữa yến mạch. Trên toàn thế giới, chủ nghĩa thuần chay đang gia tăng, được khích lệ bởi nhận thức về môi trường và lối sống lành mạnh. Ở Anh, trong thập kỷ qua, số người ăn chay đã tăng từ 150.000 lên 540.000 người. Các chương trình như VeganCity khuyến khích mọi người thứ áp dụng chế độ ăn thuần chay trong vòng một tháng. Không ít người lựa chọn các sản phẩm sữa thay thế sữa bò.

Tương tự, một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến sữa yến mạch ngày càng phổ biến, là nhận thức chung của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững.

Những thay đổi trong hành vi rất rõ ràng. Doanh số bán sữa yến mạch tại Anh tăng 71% trong giai đoạn 2019-2019, trong khi tại Mỹ, doanh số bán lẻ sản phẩm này tăng lên 29 triệu USD trong năm 2019. Năm ngoái, Califia Farms và Silk đề bắt đầu sản xuất sữa yến mạch của riêng mình. Năm nay, Starbucks, Peet’s Coffee và Dunkin Donuts đều tuyên bố bổ sung sử yến mạch vào thực đơn.

SỮA YẾN MẠCH TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?


Các yếu tố môi trường là một phần khiến sữa yến mạch dần trở nên phổ biến. Toàn bộ quy trình sản xuất sữa có tác động rất nhỏ đến môi trường, đảm bảo tính bền vững gần như hoàn hảo.

Một số yếu tố được xem xét khi đánh giá tác động của việc sản xuất thực phẩm đến môi trường: Đất, nước và lượng khí CO2 được thải ra. Đầu tiên, diện tích đất được sử dụng để sản xuất một lượng thực phẩm nhất định. Đất không chỉ cần thiết cho nông nghiệp mà ngay cả lâm nghiệp, đất cũng là yếu tố tiên quyết tạo nên thành công của sản phẩm. Sử dụng ít không gian cho chăn nuôi và cây trồng có thể cung cấp nhiều không gian hơn cho việc trồng các cây lâm nghiệp có giá trị cao. Thứ hai, đó là nước. Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn và rất khan hiếm, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển cây trồng. Lượng khí carbodioxide – loại khí gây ra hiện tượng nhà kính, làm nóng bầu khí quyển, cùng là một tiêu chí để đánh giá tác động của quy trình sản xuất.

Một ly sữa yến mạch 200ml/70z cần khoảng 0,8 mét vuông đất, 5 lít nước và chỉ thải ra dưới 0,3kg CO2.

Sữa yến mạch và Sữa bò, loại nào tốt hơn đối với môi trường?

Có một khác biệt lớn về tác động đến môi trường giữa sữa yến mạch và sữa bò. Để tạo nên một ly sữa bò 200ml cần hơn 1,5 km vuông đất, khoảng 120 lít nước và thải ra 0,6kg khí CO2.

Dễ dàng nhận thấy, diện tích đất cần để sản xuất sữa bò gấp mười lần diện tích đất sản xuất sữa yến mạch, và đương nhiên, lượng CO2 thải ra môi trường cũng chênh lệch một cách đáng kế. Onyx Coffee Lab, một cửa hàng cà phê vừa có chi nhánh mới ở Bentoville, Arkansas US, đã chọn sữa yến mạch là nguyên liệu mặc định trong menu thức uống, trừ khi khách hàng có yêu cầu khác.

“Chúng tôi không tẩy chay sữa bò, chúng tôi chỉ muốn khách hàng trải nghiệm cà phê theo cách mới hơn và chấp nhận khoản phí 1 USD nếu muốn sử dụng sữa bò – mức thuế nhỏ cho việc tạo ra lượng CO2 không cần thiết cho môi trường. Đây là cách vô cùng độc đáo để mọi người nhìn nhận rõ hơn về vai trò của mình đối với môi trường thông qua những quyết định tiêu dùng hàng ngày. Chúng tôi cũng thích những thức uống có nguồn gốc thực vật, đó là lựa chọn thay thế tuyệt vời” – Andrea Allen, chủ sở hữu của Andrea chia sẻ.

Sữa yến mạch trên bàn cân với các loại sữa thay thế khác

So với sữa hạnh nhân, sữa yến mạch tốt hơn hẳn. Trồng hạnh nhân cần ít đất hơn và giải phóng 0,17 kg khí thải, nhưng cần đến 74 lít nước cho một lượng sữa tiêu chuẩn. Đáng kinh ngạc, đúng không?

Sữa đậu nành có tác động tương tự sữa yến mạch đến môi trường. Mặc dù thải ra nhiều hơn 0,03kg CO2 so với yến mạch, sữa đậu nành chỉ cần lượng nước và diện tích đất ít hơn hẳn.

Toby – Barista Market Developer của Oatly chia sẻ lý do thương hiệu này lựa chọn sữa yến mạch để phát triển chứ không phải bất kỳ loại sữa thay thế nào khác: Yến mạch được chọn vì tác động đến môi trường nhỏ, lợi ích dinh dưỡng lại rất cao. Toby tin răng việc tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc yến mạch như sữa, sữa chua hoặc kem sẽ giúp mọi người dễ dàng tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững hơn với môi trường.

HƯƠNG VỊ VÀ KẾT CẤU: ĐIỂM SÁNG CỦA SỮA YẾN MẠCH SO VỚI CÁC LOẠI SỮA KHÁC


Tất các loại sữa thay thế đều mang lại những dấu ấn khác biệt về dinh dưỡng, nhưng về hương vị, không phải loại nào cũng dễ dàng được chấp nhận.

Sữa yến mạch dễ tiếp cận hơn vì không có chất gây dị ứng (các dòng sữa được chứng nhận không chứa gluten) và thường được bổ sung vitamin, khoáng chất, cũng như chứa rất nhiều chất xơ hoà tan có lợi cho hệ tiêu hoá.

Sữa yến mạch có kết cấu dày và cảm giác miệng tốt (creamy mouthfeel), ngọt thanh nhưng không phải do đường. Vị sữa phụ thuộc vào thương hiệu bạn lựa chọn bởi quy trình và tỉ lệ các chất của các cơ sở sản xuất không đồng nhất

“Trong quá trình hình thành, chi nhánh tại Thuỵ Điển đã làm việc chăm chỉ để thử nghiệm và tạo nên vị hoàn hảo nhất, dễ tiếp cận đến khách hàng nhất. Sữa yến mạch không phải là một bản sao của sữa bò, nó có những nguyên tắc tương tự như béo và hơi ngọt” – Tob Toby chia sẻ.

So với sữa hạnh nhân, sữa yến mạch thường có kết cấu dày hơn và hương vị nhiều sắc thái hơn, chứa nhiều đường và calon hơn hẳn. Sữa đậu nành có kết cấu creamy tương tự sữa yến mạch nhưng có hàm lượng protein cao hơn nhiều, gần bằng sữa bò. Protein là yếu tố tạo nên các thành phần hoá học có trong sữa, ảnh hưởng đến khả năng làm nóng; hàm lượng protein càng cao thì sữa càng dễ được làm nóng. Chọn loại sữa kết hợp tốt với cà phê cần ưu tiên xem xét hương vị, cấu trúc và lợi ích sức khoẻ.

SỮA YẾN MẠCH TRONG CÀ PHÊ


“Sữa yến mạch kết hợp với cà phê tốt hơn sữa bò. Loại sữa này có mức độ cân bằng cao và có vị ngọt phù hợp, làm sáng rõ những đặc tính đẹp tồn tại trong cà phê, ngay cả những hương vị phức tạp nhất khi được kết hợp với tỷ lệ chính xác” – theo Eric Grim

Sữa yến mạch yến mạch tương tác với cà phê nhiều theo cách làm sữa bò. Nó có thể cân bằng và mang lại vị ngọt phù hợp với một số đặc điểm sáng hơn của các loại cà phê trái cây phức tạp, được cho theo đúng tỷ lệ của sữa yến mạch với cà phê, Eric – Catering Manager của công ty Joe Coffee cho biết.

Vì tương đồng với sữa thông thường, sữa yến mạch được sử dụng phổ biến ở các quán cà phê. Các công ty sản xuất nhỏ và Oatly đều đã cung ứng một lượng sản phẩm kết hợp với sữa yến mạch, như nitro lattes, lattes đóng chai, iced matcha latte và iced mocha.

“Hiện tại, thị trường đã có dòng sản phẩm sữa yến mạch dành riêng cho barista, cho phép pha chế và tạo nên các tác phẩm latte art đẹp. Phiên bản này có hàm lượng chất béo cao nhất trong dòng sản phẩm sữa yến mạch của Oatly và là sản phẩm đầu tiên có sự điều chỉnh độ axit trong thành phần”, Tob Toby chia sẻ.

SỬ DỤNG SỮA YẾN MẠCH


Sữa yến mạch dùng trong pha chế, được sử dụng cho các quán cà phê (thường được ghi chú trên thùng giấy: Barista Series) có thể được stream tương tự sữa thông thường và có kết cấu tốt để tạo nên các tác phẩm latte art tuyệt vời.

Cách thức stream sữa tương tự sữa bò với nhiệt lượng khoảng 55-65°C /131-149°F. Sữa tạo càng nhiều bọt thì kết cấu càng mình và cho phép giữ tạo hình tốt và lâu hơn.

Sữa yến mạch được làm nóng nhanh hơn sữa bò, vì thế barista cần lưu ý nhiệt lượng và tốc độ cấp nhiệt để đảm bảo sữa không mất đi tính chất vốn có.

Sau khi stream, hãy để sữa “nghỉ” trong tối đa 40 giây trước khi rót vào cà phê nhằm cân bằng hương vị sản phẩm.

Để sử dụng tốt loại sữa này, barista cần nhiều yêu cầu hơn về kiến thức và kỹ năng, tăng khả năng cảm nhận và kiểm soát kết cấu, tốc độ dòng sữa cũng như tạo hình sản phẩm.

Sữa yến mạch là một lựa chọn thú vị cho tất cả mọi người, dù là người muốn trải nghiệm nhiều hơn cùng cà phê hay đang xem xét cải thiện chế độ ăn uống và tác động đến môi trường. Đây thực sự là sản phẩm sữa thay thế tuyệt vời mà bất cứ ai cũng nên thử một lần.

Comments